"MÓN QUÀ" GIÁNG SINH VÔ LUÂN, PHI NHÂN TÍNH CỦA MỸ NĂM 1972
Những Phi công Mỹ sau khi trút bom đạn, phi pháo, chất độc hóa
học lên đầu những người dân Việt Nam vô tội bị Lực lượng vũ trang nhân dân Việt
Nam vít cổ xuống đất, bắt giữ làm tù binh được đối xử tử tế, đưa đi an trí ở
"khách sạn Hanoi Hilton" - Hỏa Lò. Trong khi đó, nhân dân miền Bắc
phải cắn hạt thóc làm 3 thì tù binh người Mỹ vẫn được ăn gà Tây trong ngày Lễ
giáng sinh họ vẫn "tạ ơn Chúa đã ban lương thực cho chúng con" trước
khi dùng bữa.
Trước khi rời bàn đàm phán bí mật tại Paris trung tuần tháng
12/1972, Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã chúc Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ vui
vẻ “ăn mừng Giáng sinh bên gia đình”. Đồng chí Lê Đức Thọ trả lời trong niềm nở
rằng chúng tôi không có thói quen đón giáng sinh. Ngay khi Cố vấn Lê Đức Thọ về
tới Hà Nội thì cũng là lúc "món quà" giáng sinh của Mỹ đã được không
vận tới nơi với mật danh "Chiến dịch Linebacker II". Trong 12 ngày,
Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom, vượt quá khối lượng bom đã ném xuống miền Bắc Việt
Nam trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971. Với quyết tâm "đưa miền Bắc
Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá" nhằm giải quyết bế tắc trên bàn ngoại giao
bằng những hành vi vô luân, phi nhân tính, giết hại nhiều ngàn người Việt Nam
vô tội để gây áp lực với Chính quyền nhân dân. Ngay lập tức Không lực Mỹ nhận
lấy sự đáp trả mãnh liệt bằng lưới lửa của Quân đội nhân dân Việt Nam - một đội
quân Quyết chiến và Quyết thắng. Kết quả 81 phi cơ bị bắn rơi gồm có 34 B-52
(16 rơi tại chỗ) và 5 F-111 loại ra khỏi vòng chiến đấu 43 tên giặc lái bắt
sống 49 tên khác làm tù binh. Quân đội Mỹ chủ quan cho rằng tên lửa phòng không
của Bắc Việt không thể làm nên cơm cháo gì. Điều đó đã khiến hàng chục máy bay
ném bom chiến lược phản lực Boeing B-52 Stratofortress (Pháo đài chiến lược)
tan xác trên không phận Miền Bắc Việt Nam. Tính cho đến thời điểm hiện tại Việt
Nam là quốc gia duy nhất đã bắn rơi Pháo đài bay B52 của Mỹ (được biết Mỹ dự
định duy trì hoạt động của loại máy bay B52 đến năm 2040). Không những thế một
trong cái tát mạnh mẽ vào niềm kiêu hãnh của nước Mỹ “siêu cường” là 2 trong số
34 chiếc siêu phi cơ B-52 của Không lực Hoa Kỳ bị những máy bay tiêm kích
Mikoyan-Gurevich MiG-21 nhỏ bé của Không quân nhân dân Việt Nam bắn rơi tại
chỗ, 1 chiếc B-52 khác bị MiG-21 bắn bị thương không thể sửa chữa. Sự kiện khu
trục cơ MiG-21 của Việt Nam tiêu diệt được pháo đài bay B-52 của Mỹ được báo
chí nước ngoài loan tin “chú chim chích đã hạ gục con đại bàng”. Hay như chiến
tích của phi công Hoàng Tam Hùng với chiếc MiG-21 đã bắn hạ 1 chiếc RA-5C, khi
quay về thì quần nhau với 12 chiếc F-4 của Không lực Hoa Kỳ tiếp tục loại ra
vòng chiếc đấu thêm một chiếc F-4J trước khi anh dũng hy sinh cùng với chiếc
MiG-21 của mình (8 phút từ lúc cất cánh, với 2 quả tên lửa, phi công Hoàng Tam
Hùng đã bắn rơi 2 máy bay địch trong trận đánh cuối cùng của anh khi mới 24
tuổi đã góp phần giữ vững bầu trời của Tổ quốc). Những kỳ tích của quân và dân
ta đã làm nên một chiến thắng “Điện Biên Phủ” khác trên bầu trời Hà Nội 46 năm
về trước, đã một lần nữa gây chấn động năm châu, uy thế của sức mạnh Mỹ bị đổ
sụp trên bầu trời Việt Nam. “Điện Biên Phủ trên không” đã đi vào quân sử Thế
giới như một mốc son chói lọi của một dân tộc quật cường, bé nhỏ trước siêu
cường số 1 thế giới và phần thắng đã thuộc về những con người vệ quốc.
Ảnh 1: Tranh vẽ máy bay MiG-21 mang số hiệu 5121 (bảo vật quốc gia) do Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trung tướng Phạm Tuân điều khiển bắn cháy “Pháo đài” B-52 của Mỹ. (Nguồn: warwall.ru)
“Món quà” giáng sinh vô luân, phi nhân tính của Mỹ được gửi tới
đích đã gây sự căm phẫn lớn trên toàn thế giới. Gây một làn sóng bất bình lớn
của người Mỹ, dư luận và chính giới của các nước trên thế giới trong đó có cả
các đồng minh lâu dài của Hoa Kỳ, uy tín của Chính phủ Hoa kỳ bị xuống thấp
nghiêm trọng.
Ảnh 2: Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme dẫn đầu đoàn biểu tình đòi Mỹ chấm dứt ném bom Việt Nam. Stockholm năm 1972
Bị phản đối trong nước, bị cô lập trên trường quốc tế, gặp phải
sự chống trả hiệu quả gây thiệt hại lớn cho lực lượng không quân chiến lược, lại
không thể buộc đối phương thay đổi lập trường, Tổng thống Richard Nixon đã phải
ra lệnh chấm dứt chiến dịch. “Những gì của Caesar hãy trả lại cho Caesar” Mỹ đã
phải trả giá trên bầu trời Hà Nội với nỗi ô nhục không gì có thể gột rửa được.
Ý định gây sức ép trên bàn ngoại giao bằng sức mạnh quân sự ngoài thực địa tuy
nhiên lại bị đối phương bẻ gãy ngay trên chiến trường bằng ý chí chiến đấu kiên
cường và bất khuất của họ.
Ảnh
3: Xác máy bay B-52 bị bắn rơi xuống hồ Hữu Tiệp, Hà Nội.(nguồn kienthuc.net.vn)
Nhận thấy không thể thắng được trên chiến trường mà còn có thể
thua to trên bầu trời Hà Nội, Mỹ đơn phương tuyên bố ngừng ném bom, nối lại
liên lạc với Việt Nam dân chủ cộng hòa và lết gối tới Paris để tìm kiếm một
giải pháp nhằm cút khỏi Việt Nam trong “danh dự”. Henry Kissinger đến diện kiến
Cố vấn Lê Đức Thọ tại một căn nhà ở ngoại ô Paris - nơi diễn ra các cuộc đàm
phán bí mật (những cuộn băng ghi âm lén mới được phía Mỹ giải mật các đây vài
năm) trong một bầu không khí căng thẳng, không có người Việt Nam mở cửa đón
tiếp và bắt tay như thường lệ. Cố vấn Lê Đức Thọ bằng những lời lẽ đầy logic và
hết sức bình tĩnh nhưng ngữ điệu rất mạnh mẽ, ông chỉ trích Tổng thống Mỹ
Nixon, chỉ trích Chính phủ Mỹ, chỉ trích các trận ném bom phi nhân tính của Hoa
Kỳ, chỉ trích thái độ của Kissinger và chỉ trích tất cả rất gay gắt. Nguyên văn
trong đoạn băng ghi âm được giải mật đồng chí Lê Đức Thọ nói: "các ông đón
tôi về đến Hà Nội có thể nói rất là "lịch sự" và tôi có thể nói rằng
hành động của các ông rất là trắng trợn và thô bạo. Các ông tưởng làm như vậy
là có thể khuất phục được chúng tôi? Các ông nhầm to, Nhân dân chúng tôi cũng
không hề khiếp sợ. Vậy cái mục đích của các ông để khuất phục chúng tôi, để ép
chúng tôi quỳ gối (*) và các ông không những đã thất bại mà lại làm cuộc đàm
phán thêm khó khăn thêm, kéo dài khó khăn thêm. Chính các ông đã cho danh dự
nước Mỹ bị hoen ố. Bây giờ các ông muốn giải quyết hòa bình thì chúng tôi giải
quyết hòa bình, các ông muốn tiếp tục chiến tranh thì chúng tôi tiếp tục đánh
không hề bao giờ khiếp sợ, khuất phục" (* nghe không rõ người viết suy đoán).
Henry Kissinger đã phải nói như van nài “ông Lê Đức Thọ, tôi đề nghị ngài hạ
giọng vì các nhà báo bên ngoài có thể nghe thấy và ông đang chỉ trích Chính phủ
Mỹ”. Khi Kissinger đe dọa rằng "nếu chúng ta không đi đến thống nhất (chấp
nhận các yêu sách của Mỹ) những trận ném bom sẽ còn tiếp diễn" Cố vấn Lê
Đức Thọ đã cắt ngang: "cho phép tôi dừng lời ngài tại đây, chúng tôi không
hề run sợ, giờ ngài sẽ phải rút lại những gì ngài đã nói". Và ít lâu sau
Hiệp định Paris năm 1973 được ký kết, Mỹ (trên danh nghĩa) phải cuốn gói ra
khỏi Việt Nam với một kết cục ô nhục và cay đắng để mặc cho bọn ngụy quyền Sài
Gòn sụp đổ 2 năm sau đó - đúng như lời Bác kính yêu “đánh cho Mỹ cút, đánh cho
ngụy nhào”.
Ảnh 4: Cố vấn Lê Đức Thọ, Henry Kissinger cùng 2 phái đoàn đã đấu trí, đấu lý trên bàn đàm phán bí mật suốt nhiều năm trời để ký kết Hiệp định Paris năm 1973 (nguồn: gyldendal.dk)
Chiến dịch Linebacker II là nỗ lực sau cùng nhằm vớt vát danh dự
của Mỹ khi sa lầy ở Việt Nam tuy nhiên nó lại đem lại hiệu ứng ngược hoàn toàn
cho Mỹ. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” là chiến thắng quyết định xoay
chuyển cục diện của toàn cuộc chiến, buộc Mỹ phải xuống nước, lết gối đến Paris
để đàm phán nhằm rút nước Mỹ ra khỏi Việt Nam “trong một khoảng thời gian sao
cho coi được” để giữ lại chút “danh dự” và “thể diện” của nước Mỹ đang xuống
thấp chưa từng thấy trên trường quốc tế vì cuộc chiến phi nghĩa mà họ can dự ở
Việt Nam. Những hành vi vô luân, vô nhân đạo của Mỹ - đất nước mà họ ghi trên
tờ tiền “in god we trust” (có nghĩa là “Chúng tôi tin vào Chúa”) đã gieo rắc
khổ đau, chết chóc, tang thương cho những người thường dân vô tội ở một đất
nước cách xa họ nửa quả địa cầu - đủ xa để không thể nào là mối nguy hại của
nước Mỹ mỉa mai thay điều đó xảy ra vào đúng dịp lễ mà Chúa ngôi hai giáng
sinh. Và họ đã phải trả giá cho những gì họ đã làm, đúng như Chủ tịch Hồ Chí
Minh lúc sinh thời đã dự đoán “Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra ném bom
Hà Nội rồi có thua mới chịu thua. Chú nên nhớ trước khi đến Bàn Môn Điếm ký
hiệp định đình chiến ở Triều Tiên, Mỹ đã cho không quân hủy diệt Bình Nhưỡng. Ở
Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời
Hà Nội”, “dù Mỹ có B-57, B-52 hay B gì đi nữa, ta cũng đánh mà đánh là nhất
định thắng”.
Trần Quốc Đạt
Nhận xét
Đăng nhận xét