CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
Nhiều người hy vọng TQ sẽ "chịu thua" trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Tuy nhiên họ không hiểu một điều rằng Tập Cận Bình có cả đời để lãnh đạo TQ, còn Trump chỉ còn chưa đầy 2 năm. Nói đúng hơn là 1 năm vì năm cuối cùng là lại cuống cuồng lo cho Game Show bầu cử mới rồi.
Đó là cuộc chơi giữa kẻ dùng vốn ngắn hạn và kẻ dùng vốn dài hạn. Dĩ nhiên sẽ có nhân nhượng nhưng rốt cuộc thì TQ vẫn đi theo con đường của họ thôi.
Vì 1 là TQ chẳng có gì sai, mọi lời buộc tội của Trump về kinh tế TQ đều nhảm nhí, dân Mỹ lười và tiêu xài lãng phí, còn nền kinh tế TQ được định hướng chuẩn, tiết kiệm và sản xuất giỏi nên dĩ nhiên phải thặng dư thương mại thôi.
TQ vẫn chơi theo luật của Mỹ bấy lâu nay, và khéo léo lợi dụng các kẽ hở của nó ở WTO cũng như nhiều nơi khác. Luật do Mỹ nghĩ ra, nhưng đến lúc thấy bị thiệt thì Mỹ lại bảo thôi không chơi nữa. Đó là cách cư xử khá lưu manh.
Và 2 là kinh tế Mỹ không mạnh như bọn chã vẫn hình dung. 80% GDP Mỹ là dịch vụ, và đa số trong đó là dịch vụ nội địa, tức là tự cung tự cấp, nên nền kinh tế Mỹ không lớn như mọi người tưởng.
Nói đơn giản là ví dụ GDP đầu người Mỹ là 60 ngàn đô thì có đến 48 ngàn là dịch vụ rồi, người dân Mỹ tự cung cấp dịch vụ giá cao cho nhau để đẩy GDP lên. Ví dụ ở VN làm móng tay hết 20 ngàn thì bên Mỹ là 1 triệu, vậy thôi. Nên dân Mỹ lương có cao hơn dân Việt, nhưng sống cũng chẳng sung sướng hơn là bao.
Còn TQ chỉ có 52% GDP là dịch vụ, và dịch vụ của họ vẫn rẻ, nên nhìn GDP TQ có vẻ thấp hơn đáng kể so với Mỹ. Bỏ phần dịch vụ nội địa ra thì chưa biết ai ngang ai ngửa.
Thực tế thì năm 2017, nếu bỏ phần dịch vụ ra, GDP của TQ ở mức 5740 tỷ đô la, còn GDP Mỹ là 3700 tỷ đô la. Đó là tính theo Nominal GDP đó, chứ tính theo sức mua tương đương thì TQ gấp ba gấp bốn Mỹ rồi.
Chưa kể những nước như TQ, VN, kinh tế ngầm cực mạnh. GDP chẳng nói lên được hết quy mô nền kinh tế.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cơ chế chính trị và văn hóa Mỹ khiến cho người Mỹ tư duy kiểu cờ Vua: Họ cho rằng chỉ cần bắt được quân là thắng, còn người Hoa ngàn đời nay tư duy kiểu cờ Vây rồi; vấn đề của cuộc chơi là thế trận, có lúc mất quân, có lúc được, nhưng quan trọng là ai nắm được thế cờ. Và đến đúng thời điểm thì người thắng cuộc sẽ đưa ra những đề nghị mà bên kia không thể từ chối, chứ không phải kiểu hung hăng trẻ trâu như Trump.
Cuộc chiến này có nét giống chiến tranh VN. Người Mỹ khi đó cũng muốn đánh nhanh thắng nhanh, vì mỗi nhiệm kỳ tổng thống chỉ có 4 năm. Nhưng Bác Hồ đã định hướng dân tộc chúng ta là hãy chấp nhận một cuộc chiến dài hạn:
“… Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ..."
Và thực tế Mỹ đã thua ở chiến trường VN vì không thể có đủ sức theo đuổi một cuộc chiến dạng cờ Vây mà Bác Hồ đã tạo ra.
Đó cũng là bài học mà Tập Cận Bình nên học ở VN.
Thiên Lương
Nhận xét
Đăng nhận xét