TRẦN ĐẠI NGHĨA - NAM TỬ VIỆT ĐẠI TRƯỢNG PHU.
Khi nghe lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và với quyết tâm trở về nước giúp đồng bào Phạm Quang Lễ trình bày ý nguyện hồi hương cứu quốc với Bác. Khi gặp Bác hỏi Phạm Quang Lễ: “Nguyện vọng của chú lúc này là gì?”, ông trả lời rất nhanh: “Kính thưa Cụ, nguyện vọng cao nhất của tôi là được trở về Tổ quốc cống hiến hết năng lực và tinh thần”. Đến ngày 08/09/1946, sau khi Hội nghị Fontainebleau thất bại, Người nói với Phạm Quang Lễ: “Bác về nước. Chú chuẩn bị về với Bác. Ít ngày nữa, ta lên đường!” . Vào lúc đó ông quyết định từ bỏ chức vụ kỹ sư trưởng ở Hãng nghiên cứu chế tạo máy bay Concord với đồng lương tương đương 22 lạng vàng một tháng để theo Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước: “Đối với tôi, việc này rất dễ. Bởi vì tôi đã chuẩn bị từ lâu”.
Sau khi về nước theo Bác, ngày 5/12/1946 (đúng hai tuần trước khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ) tại Bắc bộ phủ, Bác Hồ trực tiếp giao cho Phạm Quang Lễ làm Cục trưởng Cục quân giới và đặt tên mới cho ông là Trần Đại Nghĩa để giữ bí mật cho ông và cho gia đình, bà con ông còn ở trong miền Nam.
Ngay từ những ngày đầu cuộc kháng chiến, Trần Đại Nghĩa đã chế tạo các loại lựu đạn, súng phóng lựu, súng cối 50,8 li, mìn phá xe... để kịp thời phục vụ cuộc chống trả 9 tuần lễ tiến công của thực dân Pháp tại thủ đô.
Có 5 công trình mang dấu ấn của cố Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, trong đó có 3 phát minh tiêu biểu nhất trong kháng chiến chống thực dân Pháp là hoàn chỉnh việc nghiên cứu chế tại súng và đạn bazooka; chế tạo đạn chống tăng AT; chế tạo súng và đạn SKZ.
Ba phát minh trên chính là kỳ tích phi thường của quân đội ta trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp; tiêu diệt được xe tăng, tàu chiến, đánh phá nhiều đồn bót của Pháp.
Trong kháng chiến chống Mỹ, những công trình nghiên cứu có giá trị phải kể đến là thủy lôi APS, loại thủy lôi gọn, nhẹ để đặc công nước mang vác dễ dàng khi đánh tàu chiến địch và đề tài tìm cách khắc phục các thủ đoạn gây nhiễu của địch trên radar để điều khiển SAM2 bắn trúng mục tiêu B52 của Mỹ.
Ngày đất nước thống nhất 30/4/1975, Trần Đại Nghĩa có ghi vào cuốn sổ tay của mình một câu:
Lúc sinh thời ông từng nói:
Và như thế, được phụng sự, đóng góp công sức cho dân tộc đã là lý tưởng mà ông muốn cho cuộc đời mình.
- Nguyễn Đình Điệp -
Sau khi về nước theo Bác, ngày 5/12/1946 (đúng hai tuần trước khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ) tại Bắc bộ phủ, Bác Hồ trực tiếp giao cho Phạm Quang Lễ làm Cục trưởng Cục quân giới và đặt tên mới cho ông là Trần Đại Nghĩa để giữ bí mật cho ông và cho gia đình, bà con ông còn ở trong miền Nam.
Ngay từ những ngày đầu cuộc kháng chiến, Trần Đại Nghĩa đã chế tạo các loại lựu đạn, súng phóng lựu, súng cối 50,8 li, mìn phá xe... để kịp thời phục vụ cuộc chống trả 9 tuần lễ tiến công của thực dân Pháp tại thủ đô.
Có 5 công trình mang dấu ấn của cố Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, trong đó có 3 phát minh tiêu biểu nhất trong kháng chiến chống thực dân Pháp là hoàn chỉnh việc nghiên cứu chế tại súng và đạn bazooka; chế tạo đạn chống tăng AT; chế tạo súng và đạn SKZ.
Ba phát minh trên chính là kỳ tích phi thường của quân đội ta trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp; tiêu diệt được xe tăng, tàu chiến, đánh phá nhiều đồn bót của Pháp.
Trong kháng chiến chống Mỹ, những công trình nghiên cứu có giá trị phải kể đến là thủy lôi APS, loại thủy lôi gọn, nhẹ để đặc công nước mang vác dễ dàng khi đánh tàu chiến địch và đề tài tìm cách khắc phục các thủ đoạn gây nhiễu của địch trên radar để điều khiển SAM2 bắn trúng mục tiêu B52 của Mỹ.
Ngày đất nước thống nhất 30/4/1975, Trần Đại Nghĩa có ghi vào cuốn sổ tay của mình một câu:
"Đã hoàn thành nhiệm vụ!"
Lúc sinh thời ông từng nói:
"Bạn bè của tôi ở lại bên Pháp, họ đều sung sướng, đầy đủ hơn tôi rất nhiều. Nhưng về khía cạnh phụng sự Tổ quốc, họ chẳng có gì cả."
- Nguyễn Đình Điệp -
Nhận xét
Đăng nhận xét