CHUẨN TƯỚNG NGUYỄN HỮU HẠNH: SỰ THẬT CỦA CÁI GỌI LÀ "HẢI CHIẾN HOÀNG SA"
Ấy thế mà chỉ sau 2 ngày rời Đà Nẵng, Nguyễn Văn Thiệu đã tổ chức lễ mừng chiến thắng Hoàng Sa rộng lớn ở Sài Gòn. Theo lệnh của Tổng thống, tất cả các báo, mọi buổi phát thanh và truyền hình đều cổ vũ rùng beng của chiến thắng Hoàng Sa. "Những người hùng" trong "chiến dịch giải phóng Hoàng Sa" được đề cao hết sức với những lệnh khen thưởng, vinh thăng, đặc cách... Nguyễn Văn Thiệu còn đọc diễn văn: "Thế giới vô cùng khâm phục nước Việt Nam nhỏ bé dám tát vào mặt kẻ mạnh là Trung Quốc".
Nguyễn Hữu Hạnh cả cuộc đời binh nghiệp chưa bao giờ chứng kiến một chiến thắng quái gở như thế này. Ông Hạnh đã tìm ra bí ẩn khi được rỉ tai: "Người Mỹ bỏ tiền ra để tạo nên vụ Hoàng Sa. Mỹ đã dùng Hoàng Sa làm vật mua bán, đổi chác với Trung Quốc". Mỹ sắp cút khỏi miền Nam Việt Nam, Mỹ giao Hoàng Sa cho Trung Quốc để binh lính Trung Quốc đứng gác ngoài khơi nhằm ngăn chặn mọi hoạt động của Hải quân Liên Xô dọc bờ biển Việt Nam (mặc dù thời điểm này Liên Xô và Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ nhưng vẫn có sự thù địch ngầm).
Cuốn "Viên Chuẩn tướng" NXB Thành phố Hồ Chí Minh
Như vậy, trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 chỉ là màn nướng thịt, nướng tàu của Thiệu theo chỉ thị của bố già Mỹ. Biển đảo của Tổ quốc bị rơi vào tay ngoại bang vì sự yếu kém của ngụy quân Sài Gòn từ chỉ thị của ông Tổng thống - Tổng tư lệnh tối cao của cái quân đội đó cho đến khả năng chỉ huy của sĩ quan thực thi, tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Nếu lao thẳng tàu lên bờ tử thủ kêu gọi chi viện thì những chiến hạm đó sẽ trở thành những lô cốt và cột mốc chủ quyền... nhưng họ đã bỏ chạy, bỏ mặc đồng đội bị địch bắt (Trung Quốc bắt từng tù binh phải nói vào máy ghi hình rằng Hoàng Sa là của Trung Quốc). Vậy tôi chẳng hiểu giờ này còn những kẻ ngờ nghệch đến nỗi đi vinh danh "chiến bại" của một đội quân đã chết để làm gì? Ngây thơ đến thế là cùng.
Từ trái sang: ông Nguyễn Văn Binh, ông Nguyễn Hữu Hạnh, ông Dương Văn Minh, ông Nguyễn Văn Hảo (đứng phía sau ông Minh) và ông Vũ Văn Mẫu đang nói chuyện với đại diện quân giải phóng trưa 30-4-1975.
- Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam -
Thủ Đức, 01/2018
Quốc Đạt Thủ Đức
----------------------------
Vài nét về ông Nguyễn Hữu Hạnh
Ông được Ban binh vận, TW Cục miền Nam chú ý đến vì ông thể hiện là người con có hiếu, có thể cảm hóa được nên đã xây dựng ông làm việc cho Cách mạng gần 10 năm trời cho đến khi Giải phóng Miền Nam với mật danh S7 hoặc Sao Mai. Ông từng giữ các chức vụ quan trọng trong ngụy quân Sài Gòn như Phó Tư lệnh Sư đoàn 21, Tư lệnh Biệt khu 44, Phó Tư lệnh Quân đoàn IV, Phó Tư lệnh Quân đoàn II, Chánh Thanh tra Quân đoàn I. Trong nhiều lần đối mặt với lực lượng cách mạng, ông đều lệnh cho binh sĩ đánh ở thế giằng co mà không tiến chiếm mục tiêu. Khi quân giải phóng rút quân ông cũng ra lệnh rút quân về. Các cố vấn Mỹ mỉa mai gọi ông là “Tư lệnh thận trọng”, “Tư lệnh không bao giờ chiếm mục tiêu”. Ông bị Nguyễn Văn Thiệu điều chuyển đi làm lính cho cấp dưới trước đây của ông (muốn làm nhục ông) và buộc ông giải ngũ khi mới 48 tuổi. Ngày 28/4/1975 ông được Dương Văn Minh cho tái ngũ với cấp bậc cũ - Chuẩn tướng và chỉ định là Phụ tá Tổng tham mưu trưởng nhưng trên thực tế là nắm quyền Tổng tham mưu trưởng (vì Tổng tham mưu trưởng Vĩnh Lộc đã đào nhiệm). Ông là 2 tướng lãnh cuối cùng chế độ cũ bên cạnh Tổng thống Dương Văn Minh trong Dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975 (người thứ 2 là Nguyễn Hữu Có sau này là Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam). Chính ông là người tác động tâm lý để Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Sau này ông Nguyễn Hữu Hạnh được bầu làm Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là Nhân sĩ yêu nước.
Hiện ông Nguyễn Hữu Hạnh đang sống ở quê nhà - huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Có thể thăm ông Hạnh thông qua liên hệ Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.
Vài nét về ông Nguyễn Hữu Hạnh
Ông được Ban binh vận, TW Cục miền Nam chú ý đến vì ông thể hiện là người con có hiếu, có thể cảm hóa được nên đã xây dựng ông làm việc cho Cách mạng gần 10 năm trời cho đến khi Giải phóng Miền Nam với mật danh S7 hoặc Sao Mai. Ông từng giữ các chức vụ quan trọng trong ngụy quân Sài Gòn như Phó Tư lệnh Sư đoàn 21, Tư lệnh Biệt khu 44, Phó Tư lệnh Quân đoàn IV, Phó Tư lệnh Quân đoàn II, Chánh Thanh tra Quân đoàn I. Trong nhiều lần đối mặt với lực lượng cách mạng, ông đều lệnh cho binh sĩ đánh ở thế giằng co mà không tiến chiếm mục tiêu. Khi quân giải phóng rút quân ông cũng ra lệnh rút quân về. Các cố vấn Mỹ mỉa mai gọi ông là “Tư lệnh thận trọng”, “Tư lệnh không bao giờ chiếm mục tiêu”. Ông bị Nguyễn Văn Thiệu điều chuyển đi làm lính cho cấp dưới trước đây của ông (muốn làm nhục ông) và buộc ông giải ngũ khi mới 48 tuổi. Ngày 28/4/1975 ông được Dương Văn Minh cho tái ngũ với cấp bậc cũ - Chuẩn tướng và chỉ định là Phụ tá Tổng tham mưu trưởng nhưng trên thực tế là nắm quyền Tổng tham mưu trưởng (vì Tổng tham mưu trưởng Vĩnh Lộc đã đào nhiệm). Ông là 2 tướng lãnh cuối cùng chế độ cũ bên cạnh Tổng thống Dương Văn Minh trong Dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975 (người thứ 2 là Nguyễn Hữu Có sau này là Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam). Chính ông là người tác động tâm lý để Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Sau này ông Nguyễn Hữu Hạnh được bầu làm Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là Nhân sĩ yêu nước.
Hiện ông Nguyễn Hữu Hạnh đang sống ở quê nhà - huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Có thể thăm ông Hạnh thông qua liên hệ Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa