NGÀY NÀY NĂM XƯA: V.C NÉM BOM DINH ĐỘC LẬP
(Tác giả viết dựa trên nhiều tư liệu. Lối viết mang tính tiểu thuyết lịch sử cho nên đừng thắc mắc tại sao lại như vậy nhé :p )
Kiểm soát không lưu ngụy quân Sài Gòn: "Phi đội nào? Phi đội nào?"
Phi công: "VIỆT CỘNG ĐÂY!"
Đó là đoạn đàm thoại qua sóng vô tuyến giữa kiểm soát không lưu ngụy với viên phi công bi nghi là thuộc về phe đảo chính nào đó, mà trước hết sự nghi vấn dồn về Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ cựu Tư lệnh không quân - người đã bị Nguyễn Văn Thiệu gạt ra khỏi liên danh tái tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 2. Viên phi công trên đã chấm dứt đoạn hội thoại với lời khẳng định đanh thép, ngắn gọn về danh tính thực sự của mình và cũng là điều lý giải hành động của anh vừa mới làm - ném 2 trái bọm xuống Dinh Độc Lập - Phủ đầu rồng của ngụy quyền Sài Gòn, một trái rất tiếc đã trật ra ngoài. Tiếng bom nổ từ Dinh Tổng thống ngụy đã làm châm ngòi hỗn loạn cả Sài Gòn vốn đang như thùng thuốc súng vào những ngày tháng hấp hối của chế độ tay sai của Mỹ dựng lên.
Người châm mồi vào thùng thuốc súng ấy ngay sào huyệt của ngụy chúa đó là Nguyễn Thành Trung một đảng viên Đảng Lao động Việt Nam, chiến sĩ hoạt động nội tuyến trong lòng địch của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam - một "Việt Cộng" chính hãng với vỏ bọc Trung úy của Không lực Việt Nam Cộng hòa. Anh Trung úy là một phi công xịn "made in USA" xếp hạng 2/500 học viên cùng khóa. Người ta nói rằng chi phí để đào tạo một phi công lái máy bay tiêm kích của Mỹ tiêu tốn một số tiền mà nếu đổi ra vàng thỏi có thể chất từ chân đến đầu viên phi công ấy. Và ngày hôm ấy viên phi công tiềm năng đào tạo tại Mỹ được báo chí Sài Gòn loan báo là "nổi loạn" không phải đảo chánh đã làm cho Mỹ muối mặt... vì họ đã đào tạo dùm cho đối phương một phi công giỏi.
Ngay khi quả bom đầu tiên phát nổ, Nguyễn Văn Thiệu đã nhanh chân tót xuống hệ thống đường hầm trong Dinh Độc Lập để trốn. Vì Thiệu biết hiện Thiệu có quá nhiều kẻ thù, quá nhiều thế lực chính trị ở cái Miền Nam này đã muốn đòi thủ cấp chính trị của Thiệu... có thể là người Mỹ, cũng có thể là Dương Văn Minh, mà cũng có thể là Trần Thiện Khiêm hoặc Cao Văn Viên đang muốn lật Thiệu hoặc một phe phái nào đó... nhưng mối nghi ngại nhất với Thiệu lúc đó là Nguyễn Cao Kỳ người từng là cấp phó của Thiệu, từng đứng chung liên danh với Thiệu nhưng Thiệu đã gạt Kỳ ra khỏi bộ máy quyền lực để củng cố địa vị độc tôn ngụy chúa của mình. Cả Sài Gòn phút chốc trở nên hỗn loạn xe cứu hỏa, xe Cảnh sát dã chiến,... cả tá thứ xe gắn còi hú đổ dồn về Dinh Độc Lập nhưng chỉ có Cao Văn Viên Tổng tham mưu trưởng - người điều quân, khiển tướng cả 1,2 triệu quân vẫn quân phong quân kỷ, quân là áo lượt, mũ mão chỉnh tề, cầm theo cây gậy 4 tấc 8 của mình xuống tận hầm kêu Thiệu lên thì lúc đó Thiệu mới chắc chắn rằng không có cuộc đảo chính nào nhắm vào mình. Mặt vẫn thất thần và Thiệu biết rằng nên cuốn xéo khỏi cái mảnh đất mà Thiệu và gia đình bao năm vơ vét càng sớm, càng tốt.
Viên phi công "Việt Cộng" đã châm ngòi cho hỗn loạn của Sài Gòn đã nhận được lệnh từ những người chỉ huy của mình ở khu chiến, anh được lệnh cần tập kết cùng chiếc phi cơ thật an toàn sau khi ném bom. Chỉ có một vấn đề là đường băng dã chiến mà anh sẽ đáp sau khi thoát ra khỏi Sài Gòn sẽ ngắn hơn đường băng tối thiểu cần để đáp phi cơ F-5E và không thể nới dài thêm. Đó là mệnh lệnh và anh phải phục tùng. Viên phi công đã tập đáp mỗi khi thực hiện các phi vụ về... nhiều sự cố xảy ra, có lúc nổ cả lốp và điều đó không phù hợp với một phi công tốt nghiệp á khoa mà Mỹ đào tạo. Anh bị kỷ luật cấm bay nhưng thời cơ đã đến khi 1 phi đội xuất kích từ Biên Hòa và có 1 phi công vắng mặt và anh đã xin thực hiện phi vụ thay viên phi công kia.
"Sẵn sàng chưa?" Phi đội trưởng hỏi.
"Trục trặc rồi"
"Ở lại luôn!"
Khi các chiếc phi cơ trong phi đội vút lên mây xanh, anh phi công "Việt Cộng" mới cho chiếc phi cơ F-5E của mình lăn nhanh trên phi đạo rồi vút lên không trung, trong trí óc của anh lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay phấp phới và anh nghĩ về lãnh tụ của mình - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hôm nay anh sẽ thực thi nhiệm vụ mà anh đã phải chờ suốt 6 năm trời "minh cưu" trong hàng ngũ của địch.
"VIỆT CỘNG ĐÂY!" - Anh phi công hãnh diện sống thật với thân phận của mình.
Anh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bỏ lại Dinh Độc Lập phía sau đang bốc cháy và đáp thành công xuống phi đạo dã chiến trở về với đồng đội của mình.
Anh nhanh chóng được giao nhiệm vụ mới, bí mật được đưa ra Đà Nẵng để huấn luyện cấp tốc cho các phi công Miền Bắc sử dụng phi cơ cường kích A-37 trong thời gian 1 tuần. Ngày 28 tháng 4 năm 1975, theo lệnh của bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Thành Trung dẫn đầu phi đội gồm 3 chiếc A-37 từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) cất cánh thẳng hướng Sài Gòn, ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, làm đảo lộn kề hoạch di tản bằng máy bay của người Mỹ, rồi cả phi đội hạ cánh an toàn xuống sân bay Thành Sơn (Phan Rang). 3 phi cơ cường kích A-37 được sơn dấu tròn của Không quân nhân dân Việt Nam với hình tượng cờ đỏ sao vàng được đặt tên Phi đội Quyết Thắng - hai chữ vàng được thêu trên lá Quân kỳ vinh quang của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Phi đội bay từ Bắc chực chỉ Tân Sơn Nhất thẳng tiến, máy bay Mỹ sản xuất được sơn cờ đỏ sao vàng bay sát trên những cánh quân đang tiến về Sài Gòn - nơi chế độ ngụy đang gãy chết. Bộ đội phía dưới vẫy tay theo những cánh chim sắt của Mỹ sản xuất sơn quốc kỳ Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Anh phi công "Việt Cộng" Nguyễn Thành Trung sau này trở thành Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam được vinh danh Anh hùng lực Lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam.
- Quốc Đạt Thủ Đức -
#newhoaky
Kiểm soát không lưu ngụy quân Sài Gòn: "Phi đội nào? Phi đội nào?"
Phi công: "VIỆT CỘNG ĐÂY!"
Đó là đoạn đàm thoại qua sóng vô tuyến giữa kiểm soát không lưu ngụy với viên phi công bi nghi là thuộc về phe đảo chính nào đó, mà trước hết sự nghi vấn dồn về Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ cựu Tư lệnh không quân - người đã bị Nguyễn Văn Thiệu gạt ra khỏi liên danh tái tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 2. Viên phi công trên đã chấm dứt đoạn hội thoại với lời khẳng định đanh thép, ngắn gọn về danh tính thực sự của mình và cũng là điều lý giải hành động của anh vừa mới làm - ném 2 trái bọm xuống Dinh Độc Lập - Phủ đầu rồng của ngụy quyền Sài Gòn, một trái rất tiếc đã trật ra ngoài. Tiếng bom nổ từ Dinh Tổng thống ngụy đã làm châm ngòi hỗn loạn cả Sài Gòn vốn đang như thùng thuốc súng vào những ngày tháng hấp hối của chế độ tay sai của Mỹ dựng lên.
Người châm mồi vào thùng thuốc súng ấy ngay sào huyệt của ngụy chúa đó là Nguyễn Thành Trung một đảng viên Đảng Lao động Việt Nam, chiến sĩ hoạt động nội tuyến trong lòng địch của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam - một "Việt Cộng" chính hãng với vỏ bọc Trung úy của Không lực Việt Nam Cộng hòa. Anh Trung úy là một phi công xịn "made in USA" xếp hạng 2/500 học viên cùng khóa. Người ta nói rằng chi phí để đào tạo một phi công lái máy bay tiêm kích của Mỹ tiêu tốn một số tiền mà nếu đổi ra vàng thỏi có thể chất từ chân đến đầu viên phi công ấy. Và ngày hôm ấy viên phi công tiềm năng đào tạo tại Mỹ được báo chí Sài Gòn loan báo là "nổi loạn" không phải đảo chánh đã làm cho Mỹ muối mặt... vì họ đã đào tạo dùm cho đối phương một phi công giỏi.
Ngay khi quả bom đầu tiên phát nổ, Nguyễn Văn Thiệu đã nhanh chân tót xuống hệ thống đường hầm trong Dinh Độc Lập để trốn. Vì Thiệu biết hiện Thiệu có quá nhiều kẻ thù, quá nhiều thế lực chính trị ở cái Miền Nam này đã muốn đòi thủ cấp chính trị của Thiệu... có thể là người Mỹ, cũng có thể là Dương Văn Minh, mà cũng có thể là Trần Thiện Khiêm hoặc Cao Văn Viên đang muốn lật Thiệu hoặc một phe phái nào đó... nhưng mối nghi ngại nhất với Thiệu lúc đó là Nguyễn Cao Kỳ người từng là cấp phó của Thiệu, từng đứng chung liên danh với Thiệu nhưng Thiệu đã gạt Kỳ ra khỏi bộ máy quyền lực để củng cố địa vị độc tôn ngụy chúa của mình. Cả Sài Gòn phút chốc trở nên hỗn loạn xe cứu hỏa, xe Cảnh sát dã chiến,... cả tá thứ xe gắn còi hú đổ dồn về Dinh Độc Lập nhưng chỉ có Cao Văn Viên Tổng tham mưu trưởng - người điều quân, khiển tướng cả 1,2 triệu quân vẫn quân phong quân kỷ, quân là áo lượt, mũ mão chỉnh tề, cầm theo cây gậy 4 tấc 8 của mình xuống tận hầm kêu Thiệu lên thì lúc đó Thiệu mới chắc chắn rằng không có cuộc đảo chính nào nhắm vào mình. Mặt vẫn thất thần và Thiệu biết rằng nên cuốn xéo khỏi cái mảnh đất mà Thiệu và gia đình bao năm vơ vét càng sớm, càng tốt.
Viên phi công "Việt Cộng" đã châm ngòi cho hỗn loạn của Sài Gòn đã nhận được lệnh từ những người chỉ huy của mình ở khu chiến, anh được lệnh cần tập kết cùng chiếc phi cơ thật an toàn sau khi ném bom. Chỉ có một vấn đề là đường băng dã chiến mà anh sẽ đáp sau khi thoát ra khỏi Sài Gòn sẽ ngắn hơn đường băng tối thiểu cần để đáp phi cơ F-5E và không thể nới dài thêm. Đó là mệnh lệnh và anh phải phục tùng. Viên phi công đã tập đáp mỗi khi thực hiện các phi vụ về... nhiều sự cố xảy ra, có lúc nổ cả lốp và điều đó không phù hợp với một phi công tốt nghiệp á khoa mà Mỹ đào tạo. Anh bị kỷ luật cấm bay nhưng thời cơ đã đến khi 1 phi đội xuất kích từ Biên Hòa và có 1 phi công vắng mặt và anh đã xin thực hiện phi vụ thay viên phi công kia.
"Sẵn sàng chưa?" Phi đội trưởng hỏi.
"Trục trặc rồi"
"Ở lại luôn!"
Khi các chiếc phi cơ trong phi đội vút lên mây xanh, anh phi công "Việt Cộng" mới cho chiếc phi cơ F-5E của mình lăn nhanh trên phi đạo rồi vút lên không trung, trong trí óc của anh lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay phấp phới và anh nghĩ về lãnh tụ của mình - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hôm nay anh sẽ thực thi nhiệm vụ mà anh đã phải chờ suốt 6 năm trời "minh cưu" trong hàng ngũ của địch.
"VIỆT CỘNG ĐÂY!" - Anh phi công hãnh diện sống thật với thân phận của mình.
Anh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bỏ lại Dinh Độc Lập phía sau đang bốc cháy và đáp thành công xuống phi đạo dã chiến trở về với đồng đội của mình.
Anh nhanh chóng được giao nhiệm vụ mới, bí mật được đưa ra Đà Nẵng để huấn luyện cấp tốc cho các phi công Miền Bắc sử dụng phi cơ cường kích A-37 trong thời gian 1 tuần. Ngày 28 tháng 4 năm 1975, theo lệnh của bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Thành Trung dẫn đầu phi đội gồm 3 chiếc A-37 từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) cất cánh thẳng hướng Sài Gòn, ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, làm đảo lộn kề hoạch di tản bằng máy bay của người Mỹ, rồi cả phi đội hạ cánh an toàn xuống sân bay Thành Sơn (Phan Rang). 3 phi cơ cường kích A-37 được sơn dấu tròn của Không quân nhân dân Việt Nam với hình tượng cờ đỏ sao vàng được đặt tên Phi đội Quyết Thắng - hai chữ vàng được thêu trên lá Quân kỳ vinh quang của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Phi đội bay từ Bắc chực chỉ Tân Sơn Nhất thẳng tiến, máy bay Mỹ sản xuất được sơn cờ đỏ sao vàng bay sát trên những cánh quân đang tiến về Sài Gòn - nơi chế độ ngụy đang gãy chết. Bộ đội phía dưới vẫy tay theo những cánh chim sắt của Mỹ sản xuất sơn quốc kỳ Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Anh phi công "Việt Cộng" Nguyễn Thành Trung sau này trở thành Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam được vinh danh Anh hùng lực Lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam.
- Quốc Đạt Thủ Đức -
#newhoaky
We also have a comprehensive step-by-step guideon exporting your 3D models into the STL file high precision machining format. Unlike days previous, if you wanted an engineering diploma to use a 3D printer, these days you can get get} set up and started with most printers in beneath quarter-hour. You can buy an FDM 3D printer if you are seeking to 3D print sensible items, medium-sized ornamental models and cosplay armor.
Trả lờiXóa