SĨ QUAN CAO CẤP NHẤT CỦA SÀI GÒN BỊ BẮT SỐNG TẠI MẶT TRẬN
Trong ảnh là Tướng 3 sao (Trung tướng) Nguyễn Vĩnh Nghi - sĩ quan cao cấp nhất của ngụy quân Sài Gòn bị bắt sống tại mặt trận.
Nguyễn Vĩnh Nghi khi còn đeo lon Thiếu tướng 2 sao |
Đời binh nghiệp của Nghi không có gì nổi bật dưới thời "Ngô triều". Khi Dương Văn Minh cầm đầu tướng tá ngụy làm đảo chánh và hành quyết Ngô Đình Diệm thì Nghi chỉ mới là Thiếu tá không mấy ai biết đến. Nhưng đến khi dưới triều đại "Đệ nhị cộng trừ" của Nguyễn Văn Thiệu, đường công danh của Nghi phất lên như diều gặp gió, 1966 thăng cấp Đại tá, 1968 thăng cấp Chuẩn tướng, 1970 thăng cấp Thiếu tướng và bổ nhiệm Tư lệnh Quân đoàn IV và Quân khu 4 của ngụy quân đến đầu năm 1974 được thăng Trung tướng (Tướng 3 sao).
Theo Hồi ký của Nguyễn Cao Kỳ viết: “Nguyên tư lệnh các lực lượng Nam Việt Nam (ngụy quân Sài Gòn) ở đồng bằng sông Cửu Long đã lấy cắp 8.000 đài vô tuyến và 24.000 vũ khí (phần lớn là M16) cá nhân do Hoa Kỳ trang bị để tuồn ra chợ đen”. Và như ghi trên, lúc đấy Nghi đang là Tư lệnh vùng "đồng bằng sông Cửu Long". Cũng theo Nguyễn Cao Kỳ thì các vụ "tản thất quân dụng" xảy ra phổ biến, không những thế lương thực, thuốc trụ sinh, dụng cụ y tế... cũng được tuồn ra ngoài và bán cho "Việt cộng" và thậm chí cả chiến xa hay máy bay trực thăng nếu có người mua thì thỏa thuận đấy cũng có thể thực hiện được. Nạn tham nhũng xảy ra phố biến, tràn lan trong ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.
Nguyễn Vĩnh Nghi ngoài bán quân dụng còn nổi tiếng ăn tiền lương lính ma (có tên để nhận lương nhưng không có thật) ở Quân đoàn IV và Quân khu 4 của ngụy. Là vây cánh của Thiệu nên phút cuối Thiệu tin dùng Nghi làm Tư lệnh Tiền phương của Quân đoàn III đặc trách phòng tuyến Phan Rang (mặc dù trước đó bị huyền chức vì ăn tham nhũng tại Quân đoàn IV phải về Bộ binh Thủ Đức ngồi chơi xơi nước)
Tuyến phòng thủ này kéo dài ra tận Ninh Chử - quê nhà của Thiệu. Tuy nhiên trước sức tiến công như vũ bão tuyến phòng thủ nhanh chóng bị sụp đổ. Một toán ngụy quân đóng ở Ninh Chử trước khi tháo chạy đã lấy xe ủi của Công binh ngụy ủi bằng khu mồ mả tổ tiên nhà ông Thiệu. Khi nghe được tin này Thiệu điếng người mặt không còn chút máu và nghĩ là thời vận của y đã hết. (Mặc dù Thiệu cải đạo theo Công giáo nhưng vẫn hết sức mê tín).
Nghi bị Quân giải phóng bắt cùng một Chuẩn tướng không quân và nhanh chóng được di lý ra Hà Nội để khai thác. Viên tướng 3 sao được cho là đã cung cấp thông tin có giá trị về bố trí lực lượng phòng thủ của Quân đoàn III và Biệt khu thủ đô vì Nghi chức vụ sau cùng là Tư lệnh phó Quân đoàn III (Tư lệnh tiền phương Quân đoàn III cùng Bộ tư lệnh hạng nhẹ đặc trách phòng tuyến Phan Rang)
Sau Giải phóng, Nghi cũng như bọn tướng lãnh ngụy một thời tay nhuốm máu đồng bào (số chưa kịp chạy theo càng máy bay bị bắt hoặc ra trình diện) được Cách mạng khoan hồng và được đưa đi cải huấn, học tập 13 năm sau đó được Mỹ đón đi định cư năm 1992 theo chương trình Ra đi có trật tự (H.O) và theo một số tài liệu thì Nghi vẫn còn sống tại Mỹ.
- Quốc Đạt Dân cảnh Thủ Đức -
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa