VÀI NÉT VỀ VIÊN TƯỚNG NGỤY 3 SAO NGUYỄN HỮU CÓ
Theo như những gì mà tác giả Nguyễn Đình Tiên viết trong cuốn "Chân dung tướng ngụy Sài Gòn" khi tiếp xúc với "tướng 3 sao" Nguyễn Hữu Có trong trại học tập cải tạo dành cho sĩ quan tướng lĩnh Sài Gòn thì Nguyễn Hữu Có là người được đám tướng ngụy kính trọng. Ông được giao chỉ huy lớp học. (Có 37 cựu tướng lĩnh địch ngụy cũ được đưa đi học tập cải tạo gồm 7 Trung tướng, 11 Thiếu tướng và 19 Chuẩn tướng). Ông Có từng là 1 trong 4 tướng lĩnh đứng đầu chế độ ngụy quyền Sài Gòn thời kỳ "loạn tướng" - Thiệu Kỳ Thi Có. Từng tham gia Việt Minh nhưng không chịu đựng được khó khăn, gian khổ nên đã bỏ ngũ về với địch. Ông Có là người có trình độ nhưng cũng giống như đám tướng tá ngụy quân khác ông biến mình thành công cụ giết người, sát hại chính đồng bào mình, trở thành tên tay sai làm việc cho quan thầy Pháp rồi quan thầy Mỹ. Tay ông nhuốm máu đồng bào để làm giàu, để được gắn lon Trung tướng ba sao và để đạt được danh vọng trong bộ máy tay sai của Mỹ. Ông Có bị Thiệu - Kỳ hất cẳng ra khỏi võ đài chính trị Miền Nam sau khi họ đã loại bỏ Nguyễn Chánh Thi (đẩy đi Mỹ sống lưu vong với lý do "chữa bệnh thối mũi"). Ông đã phải sống lưu vong vài năm và hồi hương sau khi hứa với Thiệu là sẽ không dính dáng đến chính trị, ông kiếm được khá tiền từ trang trại ở Thủ Đức và từ Ngân hàng Tín Nghĩa. Chính trong thời gian lưu vong ông đã ngộ ra nhiều điều cho kiếp làm tay sai của mình.
Trung tướng ngụy quân Sài Gòn Nguyễn Hữu Có |
Sau giải phóng ông và số tướng tá ngụy quân được Cách mạng đối xử nhân đạo (không bị xử tử mặc dù tội lỗi của họ có thể kết nhiều bản án tử hình) và được đưa đi học tập cải tạo. Là một trong những tướng lĩnh có cấp bậc cao nhất được đưa đi cải tạo nhưng ông tỏ ra là người tức thời, có sự tiến bộ và giác ngộ, ông thường tìm hiểu đọc thêm về Triết học Marx, Chủ nghĩa Xã hội khoa học,... Ông được về với gia đình sau 12 năm học tập cải tạo nhờ vào sự giác ngộ của mình (đa phần sĩ quan cấp tướng hoặc tình báo địch ngụy cũ đều học tập cải tạo từ 13-17 năm). Ông từ chối sang Mỹ định cư theo chương trình "ra đi trong trật tự" (H.O) và ở lại Việt Nam sinh sống và tiếp tục làm việc, cống hiến cho Xã hội như để sửa sai cho một quãng đời lầm lỡ cầm súng theo giặc của mình.
Năm 1994, ông được Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh mời tham gia như một "nhân sĩ tự do". Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lần đầu tiên gặp ông, khi ông được Mặt trận Tổ quốc mời ra Hà Nội họp, đã nói: "Chào mi, ta với mi lúc trước hai đứa hai chiến tuyến nhưng nay ta đã là hai anh em".
Từ trái qua phải: Luật sư Triệu Quốc Mạnh, Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Trung tướng Nguyễn Hữu Có và nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu trong cuộc gặp gỡ báo chí quốc tế ngày 25-3-2005. |
Nguyễn Hữu Có và Nguyễn Hữu Hạnh là hai sĩ quan cấp tướng còn lại ở bên cạnh Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn - Dương Văn Minh vào giờ phút cuối cùng của chế độ tay sai. Sau này cả hai ông đều trở thành Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là nhân sĩ tự do. Khác với ông Có, thì Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh vốn là người cộng tác với Cách mạng là người được Ban binh vận Trung ương cục Miền Nam xây dựng với mật danh "S7" hoặc "Sao Mai". Sau Giải phóng, ông Hạnh không có nợ máu với Nhân dân, không phải đi học tập cải tạo mà tiếp tục làm việc, hợp tác cho Chính quyền Nhân dân. Ông Có mất năm 2012 còn ông Hạnh vẫn còn sống ở quê nhà.
--------------------------
Để phần nào hiểu thêm về ông Nguyễn Hữu Có - Tướng 3 sao, Cựu Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng của ngụy quyền Sài Gòn, xin lược trích phát biểu của ông sau khi được hoàn thành học tập cải tạo như sau:
Để phần nào hiểu thêm về ông Nguyễn Hữu Có - Tướng 3 sao, Cựu Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng của ngụy quyền Sài Gòn, xin lược trích phát biểu của ông sau khi được hoàn thành học tập cải tạo như sau:
"Sau 11 giờ trưa 30-4-1975, tôi (trung tướng Nguyễn Hữu Có- cố vấn quân sự của tổng thống Dương Văn Minh) không còn chuyện gì để làm nữa. Rời Dinh Độc Lập, tôi quyết định về nhà. Việc ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng sau đó như mọi người đã biết.
Gần 40 năm từ một thiếu sinh quân Đông Dương, tôi đã lên đến nấc thang cao nhất của đời binh nghiệp. Và bây giờ, nó đã ở sau lưng, nói được thì cũng đã từng được, nói mất thì cũng mất hết rồi. Chỉ hai điều quý nhất còn nguyên: Một quê hương và một gia đình! Tôi thả lỏng người, nhắc mình: tất cả đều đã qua.
Những ngày sau đó, tâm trạng của tôi thật nặng nề. Là sĩ quan cao cấp nhất trong quân đội, tôi chắc chắn sẽ phải đi học tập cải tạo. Tôi có mười hai đứa con, một mình vợ tôi sẽ phải xoay xở lo cho chúng.
Thế rồi như những gia đình khác, chúng tôi cũng phải chia sẻ với cộng đồng những khó khăn của một thành phố mới giải phóng. Những năm tôi đi học tập, vợ tôi ở nhà làm đủ thứ nghề từ thêu thùa, may vá, gia công hàng để nuôi con.
Rồi tôi trở về, rất lâu mới trở về (1987) trở thành công dân như mọi công dân khác, một người lao động đúng nghĩa. Với chiếc mô-bi-lết cà tàng, tôi đi giao hàng của gia đình gia công, rồi ra vũng Tàu thu mua chế biến mực, xuất khẩu đi nước ngoài.
Cuộc sống dần trở về nhịp điệu bình thường của nó, ông Trung tướng Tổng trưởng Quốc phòng lại trở về làm dân, lao động chân chính để sống như muôn triệu người khác. Có những ngày chạy xe máy đi giao hàng tận Bình Dương, gió mát dọc đường khiến tôi thanh thản. Thanh thản trong sự lao động nuôi sống gia đình.
Quyền lực đã là dĩ vãng. Ra đường người ta chào mình là bác là ông, thật sự tôi thấy hạnh phúc của cuộc đời này nó bình dị và giản đơn nhất là khi ta làm một con người bình dị. Rồi tôi được bầu vào mặt trận tổ quốc. Ngoài giờ cho công việc, tôi tham gia chuyện từ thiện với bà con khu phố, chăm mấy chậu lan, an nhàn với tuổi già. Tôi là tín hữu đạo tin lành, đọc kinh, đi lễ với tôi là niềm vui lớn.
Không còn chiến tranh, không còn bom rơi đạn nổ trên quê hương mình là điều lớn nhất mà việc kết thúc chiến tranh mang lại."
Nhận xét
Đăng nhận xét